Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Người đàn bà mặc áo choàng đen


Một quỳnh một ta


Thoáng


Tác phẩm Đồng dao cho người lớn

ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN

ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN

Thơ: Nguyễn Trọng Tạo
Nhạc: Đỗ Triệu An
Ca sĩ: Hồng Mơ
Phối khí: Bùi Đức Thịnh

ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN
có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
có con người sống mà như qua đời
có câu trả lời biến thành câu hỏi
có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới
có cha có mẹ có trẻ mồ côi
có ông trăng tròn nào phải mâm xôi
có cả đất trời mà không nhà ở
có vui nho nhỏ có buồn mênh mông
mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió
có thương có nhớ có khóc có cười
có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.
1992

NGHỆ THUẬT CỦA TƯƠNG PHẢN

Nguyễn Bách
Đến nghĩa trang chính của Vienna, thủ đô nước Áo, du khách sẽ bị quyến rũ bởi kiến trúc đầy nghệ thuật, đa dạng, toát lên vẻ bình yên của những ngôi mộ của các danh nhân.
Nổi bật trong số đó là nơi an nghỉ của 2 nhà soạn nhạc lừng danh người Đức: Ludwig van Beethoven và Johannes Brahms. Trên mỗi ngôi mộ chỉ vọn vẹn một chữ là:  BEETHOVEN và BRAHMS. Không cần tước hiệu, tên gọi hay một ghi chú nhỏ nào khác, nhưng hậu thế đều biết đó là những người đã cùng với Johann Sebastian Bach hình thành nên 3 chữ “B” vĩ đại không chỉ riêng cho nền âm nhạc kinh điển của Đức mà của cả thế giới. Tôi cũng vừa nghe đi nghe lại nhiều lần một ca khúc nghệ thuật mà tôi tình cờ nhận được cách đây hơn một năm, bài “Đồng dao cho người lớn” (Thơ: Nguyễn Trọng Tạo; Nhạc: Đỗ Triệu An [còn được biết với tên gọi: Xuân Tư]; Phối dàn nhạc: Bùi Đức Thịnh). Đối với nhiều người nhất là giới văn hóa, nghệ thuật, có lẽ cũng không cần phải ghi chú hay giải thích gì thêm về những tên gọi của bộ ba này. Điều đáng ghi lại ở đây là ấn tượng đẹp mà tác phẩm chung của họ, “Đồng dao cho người lớn” đã đem lại cho tôi.
Trong bất cứ loại hình nghệ thuật nào, sự tương phản là một trong những nhân tố quan trọng đưa đến thành công. Đối với một tác phẩm âm nhạc, yếu tố tương phản thường được thể hiện trong nghệ thuật biểu diễn. Ở đây, ngay từ tên gọi của ca khúc đã làm chúng ta phải tạm dừng bước, suy nghĩ. Đồng dao nhưng không dành cho nhi đồng. Ca khúc nhịp đồng dao trẻ thơ nhưng ca từ hàm ý giáo dục người lớn. Toàn bộ ca từ là những hình ảnh, phạm trù tương phản mạnh mẽ nhưng được nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo kết nối tài tình để tạo thành những thực thể không chỉ tồn tại trên giấy mà hiện diện đầy tính “chất vấn” trong tâm trí người nghe.
Có những ca khúc mang từ rất lạ, rất phức tạp nhưng thuộc loại “hiểu được, chết liền”! Gần đây lại có những ca khúc với ca từ được xem là “thảm họa”Ở “Đồng dao cho người lớn” chỉ gồm những từ ngữ mà trẻ thơ cũng hiểu được nhưng lại khiến người lớn suy tư, những ca từ thuộc loại “trong đơn sơ vẫn có nét cao vời”. Đó là nghệ thuật của sự tương phản. Luật được làm ra vì lợi ích của con người chứ con người sinh ra không phải để giữ luật. Trong nghệ thuật cũng thế. Luật tránh điệp ngữ tuy được đặt ra, nhưng biết sử dụng điệp ngữ đúng cách, đúng chỗ thì lại là một nghệ thuật. Cách dùng lặp lại nhiều lần cụm từ “có…..mà….” của Nguyễn Trọng Tạo trở thành nét duyên nghệ thuật không thể tách rời khỏi ca từ của bài hát. Và nét duyên này thêm mặn mà hơn, “đắt” hơn khi được nhạc sĩ Đỗ Triệu An dùng thủ pháp lặp lại từng phần để xây dựng nên các câu nhạc trong ca khúc này. Sự lặp lại là một yếu tố không thể thiếu trong một sáng tác âm  nhạc. Lặp lại để lưu lại trong ký ức. Lặp lại để “người lớn” có thời gian suy tư về “đồng dao” dành cho mình. Ở đây, thủ pháp lặp lại của Đỗ Triệu An còn tạo nên một tiếng vọng vang lên từ ca khúc đến tâm thức người nghe. Thủ pháp phát triển đã quyện chặt lấy nội dung thi ca:
Có những cánh rừng đã chết (đã chết) nhưng vẫn sống trong tôi (vẫn sống trong tôi)/ Có những con người đang sống (đang sống) mà như qua đời (mà như qua đời)/ Có câu trả lời đã biến thành câu hỏi (biến thành câu hỏi) ...
.
Sự tương phản còn được Đỗ Triệu An khai thác trong “kiến trúc” của câu nhạc (paragraphing). Một đường nét (contour) giai điệu theo hình cung mở lên (ví dụ: Có những cánh rừng đã chết, đã chết) luôn được nối tiếp bằng một đường nét giai điệu hướng xuống (ví dụ: nhưng vẫn sống trong tôi/ vẫn sống trong tôi). Kiểu kiến trúc giai điệu này phối hợp với những chuyển động nhảy quãng xa tạo nên từng đợt sóng (lớn) con sóng (nhỏ) làm cho lòng người nghe luôn chất vấn, tự hỏi dưới vẻ bình yên của ca từ. Tác giả đã tạo nên câu nhạc không chỉ theo cảm xúc tự nhiên mà còn như một nhà thiết kế (music designer). Nghệ thuật cũng cần có cách làm việc khoa học.
Những tương phản tưởng chừng như mâu thuẫn của ca từ, của âm nhạc trong “Đồng dao cho người lớn” sẽ mãi mãi bất động, không là âm nhạc (bởi âm nhạc là một nghệ thuật động) nếu không được nhạc sĩ phối khí mặc cho trang phục xứng hợp. Bài đồng dao này không phải là những ca khúc “nhỏ” để “trẻ em” hát nghêu ngao trên đường phố mà đã được nhạc sĩ Bùi Đức Thịnh mặc cho bộ cánh sang trọng, xứng tầm với những “người lớn” qua kiểu phối nhạc theo phong cách giao hưởng. Ngay từ phần mở đầu của ca khúc, nét tương phản đã được khai thác bằng tiếngkèn clarinette lững thững, phiêu diêu được cả dàn nhạc đối đáp một cách mạnh mẽ. Sau đó, trên nền của dàn nhạc dây và bước đi đều đặn của contrebasse được diễn tấu pizzicato, các nhạc cụ violon, piano, harpe,… lần lượt “tung tăng” phô diễn nét đẹp của mình làm cho giọng hát dầy, âm vực rộng và đầy kỹ thuật của Hồng Mơ thêm sang trọng, siêu thoát. Kịch tính, sự tương phản của dàn nhạc giao hưởng được đẩy cao với sự xuất hiện của trống timpani và cymbale ở cao trào giữa tác phẩm. Cách chọn lựa và sử dụng nhạc cụ của người nhạc sĩ phối khí đã làm sống động những tương phản của “Đồng dao cho người lớn”. Bùi Đức Thịnh đã gắn tính nghệ thuật vào ca khúc này.
Thế đó, bộ ba: Nguyễn Trọng Tạo (thơ), Đỗ Triệu An (nhạc), Bùi Đức Thịnh (phối khí) đã sáng tạo nên một bản đồng dao hay, đầy tính nghệ thuật, một nghệ thuật của sự tương phản dành cho… người lớn, đặc biệt là những “người lớn tử tế” bởi có nhiều người lớn nhưng chưa trưởng thành!

Giang hồ


Rượu sầu đâu


Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Viết tặng nỗi buồn riêng


Thiên thu


Giấu vào em


Cứ tưởng



Bóng tiểu trâm vàng


Hòa tấu BẾN SÔNG


Hòa tấu NIỀM ĐAU



Cung trầm


Là em


Cảm ơn tình yêu


Cung sầu


Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Nhạc sĩ Bùi Đức Thịnh - Ngu Công thời nhạc số

Nhạc sĩ Bùi Đức Thịnh: Ngu Công thời nhạc số

Nếu như đạo diễn Đỗ Thành An không khoe phim “Tiếng đàn kìm” của  anh  đang khởi quay mà trong đó  toàn bộ phần âm nhạc từ hòa âm đến sáng tác ca khúc đều do nhạc sĩ Bùi Đức Thịnh đảm trách thì tôi cũng quên mất là mình đã từng có một người bạn mà lâu lắm rồi không gặp.
Cái tên của bạn tôi khá lạ với nhiều người trong giới Âm nhạc đại chúng, bởi anh không có tính hay la cà dẫu anh vốn cũng là người ... “nhiều chuyện”.
Bùi Đức Thịnh nhiều chuyện lắm, không phải vì tuổi tác nhiều, sống nhiều để có nhiều chuyện để nói, mà anh đã nhiều chuyện từ hồi cách nay hơn 35 năm, khi mà anh em, bạn bè trang lứa chúng tôi tóc còn xanh, sức còn sung và…răng còn đầy đủ. Cũng phải thôi, anh luôn luôn nhiều chuyện mỗi khi “tám” về âm nhạc dẫu thời điểm ấy vốn liếng âm nhạc của tụi tôi không đầy lá mít…
Với tôi hình ảnh người bạn cũ, Bùi Đức Thịnh là nhạc sĩ ở miền biển Kiên Giang chỉ vỏn vẹn có thế, có khác hơn là một mơ ước của anh: “đưa giao hưởng vào ca khúc”  mà khi ấy (năm 1978) anh em chúng tôi cho là chuyện…  chiêm bao.
Thật  không dễ dàng chút nào khi viết về 1 người bạn, bởi nhạc sĩ Bùi Đức Thịnh  vốn không thuộc kiểu người thích khoa trương thanh thế kể cả khi đang “đương thời”. Anh đã từng là Trưởng ban văn nghệ của đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kiên Giang, chi hội phó Chi hội Nhạc sĩ khu vực đồng bằng sông Hậu,  Uỷ viên kiểm tra Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Thích và không thích
Với nhạc sĩ Bùi Đức Thịnh cái sự thích và không thích của anh trong cuộc sống đời thường cũng như âm nhạc  nhiều vô kể…chỉ riêng cái cách thích sống ẩn dật của anh cũng đã làm người viết bài này phải mệt mỏi và khó khăn lắm mới “chộp” được anh , bởi  thích “ẩn” và luôn “dật dờ” đây đó, từ các thành phố Kiên Giang, Cần Thơ, Long Xuyên đến Sài Gòn…
Tôi hiểu tính khí Bùi Đức Thịnh từ khi còn là trai tráng, anh khiêm nhường, thậm chí gần như không nói về mình kể cả những tác phẩm, những đứa con tinh thần của anh đạt giải thưởng lớn cấp quốc gia. Không tự mãn để vịn vào những thành công đó mà khuếch trương thân thế mặc dù sự thẩm thấu cũng như vận hành âm nhạc  khả năng của anh là rất cao trong nghề nghiệp.
Một số nhạc sĩ như: Minh Trí, Xuân Tư, Bùi Nguyên Lâm, Đắc Tâm , Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Trung, Vũ Thành, Tiến Nghĩa, …  nhận xét anh như là một ông hòang trong chuyện đưa hòa âm giao hưởng vào ca khúc phổ thông. Anh nghĩ sao về những lời “đồn thổi ” này, tôi hỏi.  Không suy nghĩ Bùi Đức Thịnh đáp trả như bắt gặp một câu nhạc trúng ý : “Âm nhạc là vô biên khôn cùng. Khi có những người đẩy cái tôi của họ ra công chúng, thì tôi lùi cái tôi của mình lại, để bằng những kiến thức nhất định của mình mà sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc, tìm cái mới mà phục vụ nhu cầu thưởng thức của công chúng. Nếu công chúng chấp nhận ta thì đó là niềm vui, và sẵn sàng lắng nghe những ý kiến họ bổ sung thêm cho ta, đó là điều đáng mừng. Tôi nghĩ, trong sáng tạo mà ta có chỉ là giọt nước nhỏ nhoi, còn những gì ta chưa có là cả một đại dương mênh mông… Tôi không tự mãn với những lời khen tặng đó, nhưng cũng cám ơn những nhận xét của bạn bè  nhờ đó tôi biết được mình đứng ở đâu trong công việc mình đang làm”.
Có nghe qua những những ca khúc trong album của nhạc sĩ Minh Trí do Bùi Đức Thịnh hòa âm hòan toàn theo phong cách giao hưởng mới thấy hết được cái “ma lực” của âm nhạc, cái “thần” của ca khúc, anh đẩy một sản phẩm âm nhạc trôi tuột ra khỏi những niêm luật thông thường, hòa âm mà không hợp âm nhưng hợp nhất, tiết tấu mà không tiết tấu nhưng vẫn trật tự có lớp có lang...Trong hòa âm của nhạc sĩ Bùi Đức Thịnh những nốt nhạc, cung bậc tha hồ tung tăng, bỡn cợt nhưng lại ngoan ngoãn, đàng hoàng...


Ngu Công thời nhạc số
Để giải mã cho những chiêu thức anh vận dụng, tôi hỏi : “Sao anh lại có khuynh hướng đưa hòa âm, phối khí ca khúc theo phong cách nhạc giao hưởng?” Trợn trợn đôi mắt sau làn kính dầy nhạc sĩ Bùi Đức Thịnh nói : “Chẳng có gì là khó hiểu, phải nói thẳng khán giả đa số nghe ca khúc có lời chưa nói đến hòa tấu. Nếu ta cho họ nghe những bản giao hưởng để phổ cập thì e rằng chưa thể thích hợp ngay với họ. Vì thế ta cần xem lại với một cách thể hiện đưa ca khúc vào phong cách hòa âm giao hưởng, có thể họ dễ nghe dễ hiểu hơn, rồi từng bước, từng giai đoạn mà nâng cao thưởng thức của họ với giao hưởng thuần túy”.
Ngoài kia, biển đang yên sóng vài cánh chim hải âu chao đảo ngã nghiêng báo hiệu hoàng hôn đang xuống... Nhìn rõ anh hơn, một Bùi Đức Thịnh chất phác, râu tóc,  trang phục có phần xuề xoà. Tự dưng tôi thấy thương cảm cho ý nghĩ của bạn tôi, trong lúc mọi người đang ra sức  “ăn xổi ở thì”, hay kêu gào hãy cứu lấy nền âm nhạc kiểu này kiểu nọ, hoặc “đao to búa lớn” âm nhạc phải thế này, thế kia...thì ngược lại “lão nông” Bùi Đức Thịnh âm thầm và cứ âm thầm đi làm cái việc của Ngu Công “Đưa giao hưởng vào ca khúc”.
Trò chuyện lâu với nhạc sĩ Bùi Đức Thịnh tôi mới hiểu thêm vì sao anh cứ luôn rong ruổi đây đó, bởi ở Kiên Giang anh còn mẹ già đã hơn 90 tuổi, Sài Gòn nơi ở của con gái và mấy đứa cháu ngoại và không thể thiếu sự đồng điệu của bạn bè nghề nghiệp của Long Xuyên, Cần Thơ...Bởi thế, mới thấy trong bộ dạng sần sùi kia chứa đựng cả một trách nhiệm lớn lao với đạo, đạo làm con, đạo làm cha, và đạo với âm nhạc, cả đời anh vẫn đau đáu làm sao đưa công chúng nước mình tới gần hơn với nhạc giao hưởng một tinh hoa của nhân loại.... Dẫu chưa thật tròn trịa như ý, nhưng tôi tin anh đang đúng, bởi sắp tới đây khi bộ phim “Tiếng Đàn Kìm” khởi chiếu, công chúng sẽ được biết thêm một món lạ mà quen từ âm nhạc trong phim.
Biển đã đổi màu xám xịt, chắc mấy cánh hải âu đã về nơi yên ấm, chỉ còn lại tiếng sóng rì rào len lén vỗ bờ... .Chia tay “lão nông” âm nhạc, tôi thấy thương thương  cái dáng liêu xiêu đó, ẩn trong anh là một Ngu Công của thời nhạc số.
Phan Khanh ANVN24 (04/2012)

Tưởng niệm giữa Trường Sơn




Hòa âm: NS Bùi Đức Thịnh - Thơ: Dương.Xuân.Định - NS Lê Trung Tín

Tiếng gọi muôn trùng




Hòa âm: NS Bùi Đức Thịnh - Thơ: Dương.Xuân.Định - NS Lê Trung Tín

Thư gửi con




Hòa âm: NS Bùi Đức Thịnh - Thơ: Dương.Xuân.Định - NS Lê Trung Tín

Thành phố quê hương




Hòa âm: NS Bùi Đức Thịnh - Thơ: Dương.Xuân.Định - NS Lê Trung Tín

Phút cuối




Hòa âm: NS Bùi Đức Thịnh - Thơ: Dương.Xuân.Định - NS Lê Trung Tín

Cõi riêng




Hòa âm: NS Bùi Đức Thịnh - Thơ: Dương.Xuân.Định - NS Lê Trung Tín

Cảm xúc Côn Đảo




Hòa âm: NS Bùi Đức Thịnh - Thơ: Nguyễn Thị Kim Hài - NS Lê Trung Tín

Biển đảo Khánh Hòa tổ quốc VN



Hòa âm: NS Bùi Đức Thịnh - Thơ: D.X.Định - NS Lê Trung Tín